Accident in Construction

Published on March 2017 | Categories: Documents | Downloads: 84 | Comments: 0 | Views: 413
of 15
Download PDF   Embed   Report

Comments

Content

Accident analysis in construction – Concept and General

THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM 2012 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các Bộ, Ngành, các địa phương tình hình tai nạn lao động trong năm 2012 trên toàn quốc như sau: I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Số vụ tai nạn lao động Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2012 trên toàn quốc đã xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 6967 người bị nạn, trong đó: - Số vụ tai nạn lao động chết người: 552 vụ - Số người chết: 606 người - Số vụ TNLĐ có 02 người bị nạn trở lên: 95 vụ - Số người bị thương nặng: 1470 người - Nạn nhân là lao động nữ: 1842 người 2. Tình hình TNLĐ ở các địa phƣơng 2.1. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người năm 2012 Theo số liệu báo cáo, trong năm 2012, 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng và Bình Thuận:

TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Địa phƣơng Tp. Hồ Chí Minh Quảng Ninh Hà Nội Bình Dương Đồng Nai Hà Tĩnh Bà Rịa - Vũng Tàu Long An Đà Nẵng

Số vụ 1568 454 152 446 1624 89 302 63 48 37

Số vụ chết ngƣời 98 33 31 29 25 23 20 16 15 12

Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời bị thƣơng bị nạn chết nặng 1583 515 117 450 1658 94 309 63 48 40 106 39 37 33 27 23 22 16 15 13 160 273 80 34 147 71 99 15 4 5

10 Bình Thuận

Bảng 1: 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người

Page | 1

Accident analysis in construction – Concept and General

Bảng 1: 10 địa phƣơng xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết ngƣời
(Nguồn: Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội - ngày 25 tháng 02 năm 2013)

2.2. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2012 - Vào 8h30 phút ngày 29/4/2012, vụ tai nạn do ngạt khí độc dưới hầm lò làm chết 04 người, tại Công ty cổ phần Sinh Phát Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. - Vào sáng ngày 21/5/2012, vụ TNLĐ do sạt lở đá làm chết 03 người tại Công ty Tân Hoàng An, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. - Vào 10h sáng ngày 21/5/2012, vụ tai nạn do sét đánh gây nổ mìn tại khai trường của Hợp tác xã Cường Thịnh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng làm 06 người chết và 04 người bị thương. - Vào 11h20 phút ngày 23/7/2012 tại Xí nghiệp than Uông Bí, Quảng Ninh xảy ra vụ tai nạn lao động do bục nước tại lò thượng làm 03 người chết, 04 người bị thương. - Vào 15h30 phút ngày 19/8/2012, vụ tai nạn lao động do sập hầm tại Công trình thủy điện Nậm Pông thuộc địa phận xã Châu Hạnh - Quỳ Châu - Nghệ An làm 02 người chết, 05 người bị thương. - Vào 11h45 phút ngày 18/11/2012, vụ tai nạn lao động do sập cần cẩu tại cảng hạ lưu PTSC, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm 03 người chết, 02 người bị thương. - Vào 16h30 phút ngày 30/10/2012, vụ tai nạn lao động do cháy tại doanh nghiệp tư nhân Đức Tâm thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai làm 01 người chết, 20 người bị thương. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 1. Đánh giá chung 1.1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2012 với năm 2011 Qua các số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2012 so với năm 2011 cho thấy số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm đều tăng so với năm 2011:

Stt 1 2 3 4 5 6 7 Số vụ

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2011 5896 6154 504 574 1314 1363 90

Năm 2012 6777 6967 552 606 1470 1842 95

Tăng/giảm +881 (14,9%) +813 (13,2%) +48 (9,5%) +32 (5,6%) +156 (11,9%) +479 (35,1%) +5 (5,5%)

Số nạn nhân Số vụ có người chết Số người chết Số người bị thương nặng Số lao động nữ Số vụ có 2 người bị nạn trở lên

Bảng 2: So sánh tình hình TNLĐ năm 2012 và năm 2011

Page | 2

Accident analysis in construction – Concept and General
1.2. So sánh TNLĐ tại 10 địa phương để xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất năm 2012 Theo số liệu báo cáo, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người cao nhất cả nước:

Số vụ TT Địa phƣơng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2011 2012 1568 454 152 446 1624 89 302 63 48 37

Số vụ chết ngƣời

Số ngƣời chết

Tăng/ Tăng/ Tăng/ 2011 2012 2011 2012 giảm giảm giảm 512 -30 29 76 171 51 110 -25 -20 -1 81 22 34 40 24 15 12 8 15 3 98 33 31 29 25 23 20 16 15 12 17 11 -3 -11 1 8 8 8 0 9 82 25 35 40 25 15 12 8 15 3 106 39 37 33 27 23 22 16 15 13 24 14 2 -7 2 8 10 8 0 10

Tp. Hồ Chí 1056 Minh Quảng Ninh Hà Nội Bình Dương Đồng Nai Hà Tĩnh Bà Rịa Vũng Tàu Long An Đà Nẵng 484 123 370 1453 38 - 192 88 68 38

10 Bình Thuận

Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2012 với năm 2011 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất 1.3. Những địa phương không để xảy ra TNLĐ chết người Địa phương không xảy ra tai nạn lao động chết người trong năm 2012 là Điện Biên, Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu 04 năm liên tục không để xảy ra TNLĐ chết người). 2. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành, nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2012 vẫn là lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị. 2.1. Những nghề có tỷ lệ xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cao - Thợ khai thác mỏ, xây dựng: 50 người chết chiếm tỷ lệ 8,25 % trên tổng số người chết vì TNLĐ. - Lao động giản đơn (trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp...): 31 người chết chiếm tỷ lệ 5,11 % trên tổng số người chết vì TNLĐ. - Thợ vận hành máy, thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất: 15 người chết, chiếm tỷ lệ 2,47% trên tổng số người chết vì TNLĐ. - Lắp ráp và vận hành máy: 12 người chết, chiếm tỷ lệ 1,98% trên tổng số người chết vì TNLĐ.

Stt

Nghề nghiệp

Số Số ngƣời Tổng vụcó Sốngƣời Số lao Sốngƣời bị thƣơng số vụ ngƣời bị nạn động nữ chết nặng chết 330 24 396 9 50 173

1

Thợ khai thác mỏ, xây dựng Lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp... Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất Thợ lắp ráp và vận hành máy Thợ khai thác, thợ nổ mìn, thợ xẻ đá và thợ đẽo khắc đá Thợ cơ khí và thợ lắp ráp

2

385

24

526

134

31

49

3

235

6

307

59

15

46

4

258

12

265

40

12

36

5 6

37 43

9 10

45 43

3 1

12 10

22 21

Page | 3

Accident analysis in construction – Concept and General
máy móc
Bảng 4: Một số nghề nghiệp có tỷ lệ xảy ra TNLĐ chết người cao 2.2. Những yếu tố chấn thương gây chết người có tỷ lệ cao - Ngã cao có 102 người chết, chiếm tỷ lệ 16,83% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động. - Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn có 36 người chết, chiếm tỷ lệ 5,94% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động . - Do phương tiện vận tải có 28 người chết, chiếm tỷ lệ 4,62% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động.

Stt

Yếu tố gây chấn thƣơng

Số vụ có 2 Số ngƣời Số vụ Số lao Tổng nạn Sốngƣời Số ngƣời bị cóngƣời động số nhân bị nạn chết thƣơng chết nữ trở nặng lên 28 26 8 8 1229 451 374 220 36 28 188 93

1 2

Máy, thiết bị 1213 cán, kẹp, cuốn Phương tiện vận 443 tải đường bộ Kẹp giữa vật tĩnh và vật 430 chuyển động Ngã từ trên cao (giàn giáo, 226 thang máy, ...) Va đập phản hồi do vật chuyển 190 động Kẹp giữa vật chuyển động 120 (loại trừ vật văng bắn, rơi). Vấp ngã bởi vật 116 thể

3

4

0

430

138

3

97

4

91

11

245

14

102

77

5

9

1

191

49

5

38

6

3

0

120

97

3

37

7

1

0

116

22

1

21

Bảng 5: Tai nạn lao động theo yếu tố gây chấn thương 3. Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ 3.1. Về phía người sử dụng lao động

Stt

Nguyên nhân

Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo Số vụ cáo năm 2012 123 280 91 146 114 1,81% 4,13% 1,34% 2,15% 1,68%

Năm 2011

1 2 3 4 5

Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động Do tổ chức lao động chưa hợp lý Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động

7,8% 3,49% 3,37% 3,15% 1,39%

Bảng 6: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động 3.2. Về phía người lao động

Stt

Nguyên nhân

Số vụ

Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo năm

Năm 2011

Page | 4

Accident analysis in construction – Concept and General
2012 1 2 Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động Không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 2261 342 33,36% 5,05% 30,73% 4,78%

Bảng 7: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động 3.3. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước - Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ATLĐ hiện nay đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ qua n nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác an toàn vệ sinh lao động còn chưa triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. - Khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về an toàn vệ sinh lao động dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cao. 4. Thiệt hại do tai nạn lao động Theo số liệu báo cáo của các địa phương, chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2012 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể cả nghỉ chế độ) do TNLĐ là 85.683 ngày. 5. Điều tra, xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng Trong 552 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được biên bản điều tra của 149 vụ. Theo báo cáo, có 02 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về ATLĐ để xảy ra tai nạn lao động, đó là: - Vụ tai nạn lao động do sập cốt pha xảy ra vào 10h ngày 5/11/2012 làm 02 người chết tại công trình xây dựng Khu nhà ở, dịch vụ thương mại và trường học Nam Đô (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) do công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư; - Vụ tai nạn lao động do điện giật xảy ra vào 15h ngày 25/3/2012 làm 02 người chết tại Trạm bơm điện Tổ hợp tác Xuân Mai, ấp 6, Kinh Môn, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp do ông Nguyễn Văn Dẻo làm Trưởng trạm. 6. Đánh giá công tác thống kê báo cáo tai nạn lao động - Công tác thống kê báo cáo TNLĐ năm 2012 của các địa phương: số địa phương thực hiện báo cáo là 63/63 địa phương, số địa phương có báo cáo đến đúng thời hạn 50/63 địa phương đạt 79% (năm 2011 là 31/63 đạt 49,2%). Một số địa phương báo cáo không đúng mẫu quy định (báo cáo theo mẫu cũ), số liệu thống kê về ngành nghề, số lao động trên địa bàn, số doanh nghiệp, số lao động trong báo cáo chưa thống kê được đầy đủ nên khó đánh giá chính xác tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc, từ đó tính toán được tần suất xảy ra TNLĐ, tần suất xảy ra TNLĐ chết người. - Nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) không báo cáo TNLĐ theo quy định. Trong năm 2012, có 19.311 doanh nghiệp tham gia báo cáo (ước tính khoảng 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc). III. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CẦN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2013 Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra TNLĐ trong năm 2012, để chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung chính sau đây: 1. Các Bộ, Ngành, Tập đoàn, Tổng công ty tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động - vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động. Chú trọng triển khai công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động. 2. Cần tăng cường tuyên truyền về văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc nhằm kêu gọi người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau chung sức thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ với nhiều hình thức phong phú hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương. 3. Các Sở Lao động - Thương binh Xã hội địa phương cần tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cần chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề và công tác điều tra, báo cáo tai nạn lao động tại doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối vớ i các hành vi vi phạm luật pháp lao động, đặc biệt công khai các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo cáo TNLĐ theo quy định; thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, xác định chính xác nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động chết người trong các doanh nghiệp, đảm bảo thời gian điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động trên địa bàn theo đúng quy định. 4. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động tại doanh nghiệp. 5. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương tr ình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2013 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010. BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (

Số: 543/TB-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013

Page | 5

Accident analysis in construction – Concept and General

Tình trạng tai nạn lao động trong ngành xây dựng vẫn cao
Xuất bản: 08:00, Thứ Tư, 16/01/2013 [GMT+7]
Theo số liệu từ Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB-XH), năm 2012 cả nước đã xảy ra khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động, làm chết 600 người. Trong đó ngành xây dựng có số vụ tai nạn nhiều nhất với trên 70%. Điều này cho thấy tình trạng mất An toàn lao động trong nghành xây dựng vẫn đang cao. Trong 12 năm trở lại đây, từ năm 2001 – 2012, số vụ tai nạn lao động đã tăng gấp đôi, tập trung ở các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, số liệu thống kê tại các bệnh viện , cơ sở y tế về số người nhập viện do tai nạn lao động thường nhiều gấp 3 lần. Trong cái báo cáo tổng kết thì chúng tôi đã nói, nguyên nhân chính là người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong các phương án bảo vệ điều kiện lao động thứ 2 là bản thân người lao động cũng thiếu hiểu biết về pháp luật lao động nói chung và luật lao động nói riêng và thứ 3 là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Trên thực tế, tại các công trình xây dựng đều có những tấm biển “An toàn là trên hết” như thế này. Nhưng người lao động và cả các doanh nghiệp do chưa nhận thức đầy đủ về an toàn , vệ sinh lao động nên vẫn chưa tuân thủ một cách triệt để. Hầu hết lao động , đặc biệt là lao động thời vụ trong các công trường đều không mua bảo hiểm. Ông Trần Thanh Lịch, xã Đạo Trà, huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc: Công nhân chúng tôi làm thì thực ra không có bảo hiểm bởi vì chúng tôi ở nông thôn ra mà. Là lao động thời vụ nên rảnh rỗi lúc nào thì đi lúc ấy Anh Hoàng Văn Lâm, xã Đạo Trà, huyện Tam Đảo, TỉnhVĩnh Phúc: Ở đây có tổ trưởng đóng cho cả tổ quân luôn, bảo hiểm tai nạn lao động ấy còn bảo hiểm xã hội thì không. Ông Võ Đức Duy – Cty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng UDIC: Với công nhân thì chúng tôi không ký dài hạn mà chỉ có cán bộ thôi bởi . Các tổ trưởng thì ký dài hạn 1 năm 1 còn công nhân thì chỉ ký 3 tháng 1 lần thôi tại vì quân người ta luân chuyển nhiều. Vì vậy khi tai nạn xảy ra, người lao động không được hưởng quyền lợi chính đáng mà lẽ ra họ phải được đơn vị sử dụng lao động phải chi trả. Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội: Mặc dù bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 đã có 1 chương về vấn đề này tuy nhiên ở chương này thì luật mới chi phối đến đối tượng có quan hệ lao động còn tất cả những người tham gia thị trường lao động thì cần phải có chính sách bảo hộ lao động cho họ thì đến nay chưa có. Trong giai đoạn tới luật vệ sinh an toàn lao động được ban hành thì đây là cơ sở pháp lý tốt nhất cho những người tham gia lao động tại VN chúng ta chứ ko chỉ những người có quan hệ lao động.

Tai nạn lao động tại các công trình xây dựng cao tầng: Còn thờ ơ, còn phải trả giá
 
Chi tiết

Được đăng ngày Thứ ba, 11 Tháng 10 2011 11:29 Viết bởi Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Công trường Keangnam vào ban đêm

Hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại các công trình xây dựng cao tầng trong thời gian qua, mà gần đây nhất là tại công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình cao tầng đang bị xem nhẹ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 51 vụ tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng, làm chết 13 người, bị thương 60 người. Tai nạn lao động (TNLĐ) trong xây dựng luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ TNLĐ xảy ra với khoảng 55% - 60% chủ yếu do điện, ngã cao, vật rơi, vật ép. Mức xử phạt còn quá nhẹ Dù chủ đầu tư của công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark - Cty TNHH một thành viên Keangnam Vina - luôn yêu

Page | 6

Accident analysis in construction – Concept and General
cầu các nhà thầu phụ phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề an toàn lao động (ATLĐ), trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân, thành lập một đội giám sát về ATLĐ để kiểm tra, giám sát trên toàn công trường, nhưng những TNLĐ vẫn cứ liên tiếp xảy ra. Chính ông Chủ tịch Cty Keangnam Vina khi trao đổi với PV cũng đã phải thừa nhận: "Các công nhân của VN không có ý thức tự bảo vệ mình. Chúng tôi luôn yêu cầu họ khi thi công trên cao phải đeo dây bảo hiểm, nhưng nhiều người thấy vướng víu lại bỏ ra. Đội giám sát của chúng tôi chỉ có 7 người, nên không thể nào bao quát hết cả công trường. Bản thân các nhà thầu phụ - những người phải trực tiếp giám sát, tuyên truyền cho công nhân của mình thực hiện các biện pháp ATLĐ - cũng thờ ơ, bỏ qua chuyện này". Khi các nhà thầu phụ thờ ơ, người lao động tại các công trường đã phải chịu thiệt thòi rất nhiều, đôi khi phải đổi bằng chính tính mạng của mình. Nhiều công nhân thuộc nhà thầu Cty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình chúng tôi gặp gỡ, đều chưa từng biết về công việc xây dựng trước đó. Vậy mà khi vào làm tại công trường, họ cũng không được Cty hướng dẫn, tuyên truyền về ATLĐ. Anh Lê Văn Đông - ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - cho biết: "Ở nhà tôi chỉ nuôi tôm sú, chưa từng làm xây dựng. Nhà nghèo nên khi Cty tuyển thì đi làm. Tôi làm ở tổ sắt thì chỉ biết làm sắt, cũng không được hướng dẫn gì về an toàn lao động". Anh Nguyễn Thanh Quang - ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - cũng là "lính mới", không hề biết gì về xây dựng. Anh mới được Cty tuyển vào làm hôm trước cùng với hàng loạt lao động mới ở Bình Phước và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, vì có nhiều người bỏ về do thời tiết miền Bắc khắc nghiệt và hoang mang sau mấy vụ TNLĐ chết người. Tuy nhiên, vì công việc đơn giản nên Cty cũng không hướng dẫn gì cho anh, kể cả về công tác ATLĐ, chỉ phát cho dây bảo hiểm để đeo vào người. Các chuyên gia về ATLĐ nhận định, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng TNLĐ trong các công trình xây dựng cao tầng là tình trạng các doanh nghiệp xây dựng cho mượn pháp nhân, sử dụng cai thầu và khoán trắng an toàn ở công trường cho cai thầu. Chính các cai thầu này lại về tuyển công nhân ở quê mình, hoặc lao động tự do vào làm, hầu hết là những người không có kiến thức và ý thức về an toàn lao động. Đó cũng chính là hoàn cảnh của những lao động kể trên tại nhà thầu Hòa Bình.

Ảnh bên : Công trình Keangnam Hanoi Landmark Tower đang thi công (Ảnh: VietNamNet)

Trao đổi với PV Lao Động, ông Vũ Như Văn - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) - khẳng định: "Các văn bản hướng dẫn về thực thi ATLĐ đều có đủ, nhưng vấn đề chính vẫn là ý thức tự giác chấp hành các quy định ATLĐ từ nhà thầu cho đến các công nhân. Nhiều nhà thầu không cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ ATLĐ cho công nhân. Việc huấn luyện kiến thức về ATLĐ cho lao động đôi khi chỉ làm theo hình thức. Đặc biệt, nhiều Cty khoán trắng cho lao động, thiếu sự kiểm tra. Vấn đề kiểm tra sức khỏe của công nhân, nhất là những người phải làm việc trên độ cao, cũng thường bị các nhà thầu bỏ qua hoặc có kiểm tra thì cũng làm sơ sài. Trong khi đó, có nhiều người bị bệnh tim hoặc sợ độ cao, khi phải làm việc trên cao sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng". Về mức phạt với các doanh nghiệp vi phạm quy định về ATLĐ, ông Vũ Như Văn cho rằng, mức phạt hiện tại vẫn nhẹ và Bộ LĐTBXH đang đề nghị nâng mức xử phạt để đạt mục đích răn đe và ngăn chặn vi phạm. Ông Văn phân tích: "Hiện nay, chánh thanh tra được phạt tối đa 20 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Mức phạt này, theo tôi vẫn còn quá thấp. Nhưng có một cách còn hiệu quả hơn cả phạt, đó là áp dụng điều 32 của NĐ 113 về xử phạt các vi phạm pháp luật lao động, các doanh nghiệp bị xử lý sẽ bị "bêu tên" trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu ta làm tốt điều này thì các doanh nghiệp sẽ thấy sợ mà phải thực hiện tốt các quy định về ATLĐ". TP. Hồ Chí Minh: Đại công trường đầy rủi ro Trong tổng số 45 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm chết 45 người từ đầu năm đến nay, những vụ "rơi tự do", điện giật, bị vật chèn ép... đã chiếm hơn 60%. TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng tăng đột biến so với cùng k ỳ năm trước.

Page | 7

Accident analysis in construction – Concept and General

Công nhân thi công trên cao

Ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH phụ trách lĩnh vực an toàn lao động (ATLĐ) - nhận định: "TPHCM hiện nay như một đại công trường xây dựng đầy rủi ro. Mức độ rủi ro tăng theo chiều cao công trình và độ sâu của hầm ngầm được thi công". Hàng nghìn công trình dân dụng và hàng trăm dự án lớn - nhỏ đang được thi công thu hút khoảng 200-300 nghìn lao động (LĐ) trong lĩnh vực này, khi cao điểm lượng LĐ còn cao hơn nữa. Theo Thanh tra Sở LĐTBXH, thực trạng ATLĐ tại các công trường xây dựng đang ở mức đáng báo động. Trên 90% công trình dân dụng nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn, còn với các công trình lớn cũng chưa đến 50% đảm bảo an toàn. Thực trạng đó được "minh họa" bằng hàng loạt vụ TNLĐ nghiêm trọng tại các công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn. Ngày 30.12.2008, 2 công nhân tử vong và 14 người bị thương do sập công trình xây dựng cao ốc tại Phú Mỹ Hưng, quận 7. Ngày 10.3, hai công nhân bị nạn trong vụ gãy dầm bêtông cầu vượt Chợ Đệm, huyện Bình Chánh. Ngày 29.3, 6 người bị sập giàn giáo tại phường Đa Kao, quận 1. Ngày 10.4, hai công nhân bị thương do bêtông rơi tại công trình xây dựng cao ốc trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3. Ngày 14.5, một lao động bị điện giật chết khi điều khiển máy trộn bêtông tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức... Theo ông Nguyễn Quốc Việt, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNLĐ trong lĩnh vực này là: Vị trí nguy hiểm như mép sàn tầng, hố, cửa thang máy... không được che đậy cẩn thận; dây dẫn điện nhiều mối nối để trên sàn, thiết bị điện không được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng; không làm lưới chống rơi, lưới đỡ vật rơi trong công trình; người lao động chưa nắm rõ quy tắc an toàn do huấn luyện ATLĐ chỉ mang tính hình thức. Qua kiểm tra, Thanh tra Sở LĐTBXH phát hiện nhiều công trình lớn sử dụng các nhà thầu phụ hoặc nhóm cai thầu để có thêm lao động phổ thông. Đa phần những lao động này đều có trình độ học vấn thấp, thiếu tính tự giác nên xảy ra TNLĐ là tất yếu - ông Việt nhận định. Thêm vào đó, trong việc đấu thầu đơn giá thường thay đổi chậm so với thị trường, vì vậy dễ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nhà thầu. Để tiết kiệm chi phí, cách đầu tiên nhà thầu thường nghĩ đến là cắt giảm chi phí phục vụ ATLĐ. Trong khi đó, lực lượng thanh tra lao động trong lĩnh vực ATLĐ chỉ có 11 người, gần như "muối bỏ bể" khi phải bao quát hàng chục nghìn DN, cơ sở sản xuất và các công trình xây dựng. Chế tài xử phạt tối đa khi phát hiện sai phạm cũng chỉ lên đến 20 triệu đồng, chỉ như "phủi bụi" đối với nhiều chủ thầu. * Thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 51 vụ TNLĐ trong hoạt động xây dựng, làm chết 13 người, bị thương 60 người. TNLĐ trong xây dựng luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ TNLĐ xảy ra với khoảng 55%-60% và nguyên nhân dẫn đến TNLĐ trong ngành xây dựng (điện, ngã cao, vật rơi, vật ép) đến 75% do điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn. H.P * Hà Nội: 80% số công trình xây dựng cao tầng vi phạm an toàn lao động. Ngày 29.7, ông Bạch Quốc Việt- Trưởng phòng An toàn lao động, Sở LĐTBXH Hà Nội - khẳng định: Nếu công tác thanh - kiểm tra được thực hiện chặt chẽ, sẽ có không dưới 80% số công trình xây dựng cao tầng đang bỏ quên việc đảm bảo an toàn cho công nhân (CN). Theo báo cáo của Sở LĐTBXH Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2009, toàn thành phố đã có 13 người chết do TNLĐ, trong đó có tới 5 vụ xảy ra tai nạn khi thi công công trình trên cao. Mới đây nhất là những vụ TNLĐ xảy ra tại khu vực xây dựng tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark trên đường Phạm Hùng. Ông Việt cho biết, 6 tháng tới sở sẽ tập trung thanh - kiểm tra những công trình trọng điểm, trong đó đặc biệt chú trọng đến các công trình cao tầng. Trước những băn khoăn về mức xử phạt hành chính hiện nay còn quá nhẹ, ông Việt thừa nhận: Xử phạt hiện nay mới dừng lại ở mức "cảnh cáo" nên chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, thanh tra viên khi phát hiện vi phạm chỉ được lập biên bản với số tiền 200.000 đồng/vụ; còn chánh thanh tra là 20 triệu đồng/vụ. Về những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra ở khu vực thi công tòa nhà Keangnam Hà Nội, đại diện Sở LĐTBXH cho biết: Hiện lực lượng liên ngành đã tiến hành thanh tra vụ việc.

Page | 8

Accident analysis in construction – Concept and General
Dự kiến, sau 20 ngày (không tính thứ bảy và chủ nhật), kết luận chính thức sẽ được đưa ra. Do tính chất nghiêm trọng đặc biệt nên vụ việc lần này sẽ không được phép gia hạn thời gian điều tra. N.L Hải Phong - Vinh Hải

Page | 9

Accident analysis in construction – Concept and General I. CÁC SỰ CỐ TRONG THI CÔNG NỀN MÓNG XÂY DỰNG 1. VỤ SẬP NHÀ TẠI THƯƠNG HẢI – TRUNG QUỐC

Ngày 27/6/2009 một toà nhà 13 tầng đang xây dở tại Thượng Hải đã bất ngờ đổ vật xuống đất hôm 27/6, làm 1 công nhân thiệt mạng. Vụ việc nêu bật sự nguy hiểm của các công trình xây dựng cũng như khả năng quản lý trên công trường kém chất lượng tại Trung Quốc.
Một số hình ảnh hiện trường:

Page | 10

Accident analysis in construction – Concept and General

Page | 11

Accident analysis in construction – Concept and General Phân tích nguyên nhân: 1. Tòa nhà với 13 tầng được xây dựng với hệ móng dùng cọc bê tông dự ứng lực rỗng (như hình vẽ)

*First, the apartment building was constructed.*
2. Sau đó, một nhà để xe phục vụ cho các chung cư này được đào đất bên cạnh tòa nhà (phía Nam tòa nhà) với độ sâu khoảng 4.6m. Bên cạnh đó, phía Bắc của tòa nhà lại được tập kết đất với chiều cao gần 10m (Xem hình vẽ)

 Tòa nhà chắc chắn sẽ bị áp lực đè từ phía Bắc sang phía Nam  (4) tạo ra áp lực ngan gần 3,000 tấn và lực này lớn hơn sức chịu tải của cọc chịu được.

3. Tiếp tục mưa lớn làm nước thấm sâu vào lòng đất (hình vẽ) làm cho nền đất “mềm” thêm

Page | 12

Accident analysis in construction – Concept and General

4. Tòa nhà bắt đầu nghiêng và sau đó nó bắt đầu trượt trong khi đó cọc rỗng (spun pile) bị gãy khi không chịu nỗi áp lực ngang

Page | 13

Accident analysis in construction – Concept and General

5. Tòa nhà bị ngã và nằm bắc ngang hố đào garage rất “đẹp”. Rất may là tòa nhà đứng “độc lập” khá xa với những tòa nhà khác, nếu không sẽ gây ra hiệu ứng domino  những tòa nhà kế bên sẽ sập theo hoặc sẽ bị nghiêng.

Page | 14

Accident analysis in construction – Concept and General

Bài học rút ra: 1. Lỗi xảy ra do bên Thi công (contractor) và bên Tư vấn giám sát vì: 1.1 Thiếu kiến thức về địa kỹ thuật (rất nghiêm trọng): một bên đào hố móng, phía bên kia lại tập hợp đất  tạo ra mô men lật rất lớn của tòa nhà. 1.2 Thiếu giám sát và kiểm tra trong quá trình thi công. 1.3 Không có quản lý rủi ro trong xây dựng: đào đất và chất đất  đưa đến những rủi ro gì.
KHÔNG NÊN : 1. Đào đất mà không có biện pháp thi công tính toán ảnh hưởng các công trình lân cận. 2. Không được chất đất/ chất tải kế cận công trình mà không lưu tâm đến áp lực mà nó gây ra cho công trình hiện hữu. 3. Trong quá trình thi công nền móng lưu ý đến sẽ phá vỡ nền khi mưa lớn.

Page | 15

Sponsor Documents

Or use your account on DocShare.tips

Hide

Forgot your password?

Or register your new account on DocShare.tips

Hide

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Back to log-in

Close