Best

Published on May 2016 | Categories: Documents | Downloads: 22 | Comments: 0 | Views: 394
of 9
Download PDF   Embed   Report

Comments

Content

Chương 4
 NỘI DUNG CƠ BẢN ĐƯỜNG LỐI CNH, HĐH THỜI KÌ ĐỔI MỚI, quan điểm:
 MỘT LÀ

: CNH

 CNH

HĐH & CNH-HĐH

tri thức:

HĐH:

 và
những đột phá lớn  ; kinh tế tri thức có vai trò nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất ; cách
Đại hội Đảng lần thứ X: thời đại ngày nay khi khoa học công nghệ

mạng khoa học công nghệ

có bước tiến nhảy vọt

tác động sâu rộng đến mọi lãnh vực của đời sống xã hội

; xu thế và

 tạo cơ hội và cũng là thách thức đối với đất nước .
 Ta phải tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn  , lựa chọn con đường  kết hợp CNH với HĐH.
tác động của toàn cầu hóa



 CNH, HĐH gắn với phát triển
tri thức :
Đại hội Đảng lần thứ X cho rằng ta tiến hành CNH, HĐH khi nền kinh tế tri thức đang phát triển.
 Ta không cần trải qua các bước tuần tự mà phải tranh thủ lợi thế của các nước đi sau để đẩy mạnh
CNH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của
CNH, HĐH.
 Kinh tế tri thức là:
 “Nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất
đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
 Trong nền kinh tế tri thức những ngành dựa nhiều vào tri thức, các thành tựu mới của khoa
học, công nghệ có tác động to lớn tới sự phát triển nói chung:
 Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới.
 Các ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng
khoa học, công nghệ cao.

: CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập kinh tế quốc tế  .

 HAI LÀ

 Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế, CNH, HĐH
không chỉ là công việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân
nước

 trong đó kinh tế Nhà

là chủ đạo.

 Phương thức phân bố các nguồn lực để CNH được thực hiện bằng cơ chế thị trường
.
CNH, HĐH khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế và sử dụng chúng có hiệu
quả để đẩy nhanh

quá trình CNH, HĐH. Đầu tư cho CNH trong cơ chế thị trường ở lĩnh

vực qui mô nào, công nghệ gì cũng được cân nhắc, tính toán kỹ càng để tránh lãng phí, kém
hiệu quả.



 Ta tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
tất yếu phải hội nhập, mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ và học hỏi
kinh nghiệm tiên tiến từ bên ngoài. Nó còn nhằm khai thác thị trường
thế giới cho các
hàng hóa của ta có lợi thế, có sức cạnh tranh.
 Đó cũng chính là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để CNH, HĐH
nhanh chóng có hiệu quả hơn.





 BA LÀ
: CNH, HĐH phải lấy nguồn lực con người
là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh, bền vững.
 yếu tố để tăng trưởng kinh tế (vốn; khoa học và công nghệ; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị;
con người)
 Để phát huy nguồn lực con người nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH cần đặc biệt chú ý
giáo dục và đào tạo  .
 CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân

, của mọi thành phần kinh tế nhưng lực lượng cán

bộ
khoa học và công nghệ, khoa học quản lý, đội ngũ công nhân
lành nghề giữ vai
trò đặc biệt quan trọng.
 Nguồn nhân lực đó của CNH, HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ và
phải có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới.
 BỐN LÀ

: Khoa học công nghệ là nền tảng của CNH, HĐH

 Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định tăng



năng suất lao động, giảm chi phí sản

xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nước ta từ một nền kinh tế kém
phát triển, tiềm lực
khoa học công nghệ còn thấp, muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc.
 Phải chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế. IMPORT
 Phải kết hợp phát triển công nghệ nội sinh. INNER



 NĂM LÀ
: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
 Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện MỤC TIÊU dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó kinh tế phải đạt tốc độ nhanh, hiệu quả, bền
vững. Chỉ có nhanh, hiệu quả, bền vững mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời
sống, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Suy cho cùng mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì
con người và làm cho mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển.
 Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động
của con người, do vậy bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi
trường sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.

 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC KINH TẾ
TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC (CÓ LIÊN HỆ THỰC TIỄN), định hướng:
 MỘT LÀ: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân:
 Về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:
 Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị
gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đẩy nhanh tiến bộ
khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng và từng địa
phương.
 Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ;
giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
 Về qui hoạch phát triển nông thôn:
 Khẩn trương xây dựng các qui hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình nông
thôn mới.
 Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ.
 Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ
dân trí, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:
 Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân.
 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm
nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.
 Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể
cả đi lao động nước ngoài; đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo.
 HAI LÀ: Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:
 Đối với công nghiệp và xây dựng:
 Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp
phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu
và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế;
nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp và khu chế xuất.
 Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để thực hiện các dự án quan trọng. Hạn chế
xuất khẩu tài nguyên thô. Có chính sách thu hút chuyên gia giỏi ở nước ngoài.
 Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội.
 Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng.
 Tăng nhanh năng lực và HĐH bưu chính viễn thông.
 Đối với dịch vụ:
 Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; mở rộng và nâng cao các ngành dịch
vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch.
 Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; phục vụ đời sống
khu vực nông thôn.
 Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

 BA LÀ: Phát triển kinh tế vùng:
 Có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát
huy lợi thế so sánh của từng vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng, khắc phục tình
trạng chia cắt khép kín theo địa giới hành chính.
 Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam để tạo động lực
phát triển và sự lan tỏa đến các vùng khác, có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để
phát triển các vùng khó khăn.
 BỐN LÀ: Phát triển kinh tế biển:
 Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển (hệ thống cảng biển và vận tải biển,
công nghiệp đóng tàu biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát
triển du lịch,...).
 Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm
quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.
 NĂM LÀ: Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ:
 Phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; giảm tỷ lệ lao động trong khu
vực nông nghiệp, đến năm 2010 còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.
 Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cm khoa học và
công nghệ. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành và lĩnh vực then chốt.
Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để
giải quyết việc làm.
 Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo. Thực hiện
chính sách trọng dụng nhân tài.
 Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính.
 SÁU LÀ: Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên:
 Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia. Quan tâm đầu tư vào lĩnh vực môi trường, khắc phục
tình trạng xuống cấp môi trường. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường;
thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.
 Từng bước HĐH công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn, chủ động phòng chống
thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
 Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi
trường, bảo đảm phát triển bền vững.
 Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng
lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Chương 7
 QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG XÂY DƯNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI, (6 quan điểm):
MỘT LÀ: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội. Chức năng, vị trí, vai trò thể hiện ở 4 nội dung :
1. Văn hóa là NỀN TẢNG TINH THẦN của xã hội:
“Văn hóa phản ánh một cách tổng quát, sống động cuộc sống của cả quá khứ và hiện tại, của mỗi cá
nhân và cả cộng đồng. Văn hóa được cấu trúc thành các giá trị truyền thống và lối sống riêng của
từng dân tộc  bản sắc riêng của mình và nền tảng tinh thần của xã hội, thấm vào từng con người
và cả cộng đồng, được truyền nối lại qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc
trong cấu trúc xã hội, tác động hàng ngày đến cuộc sống bằng môi trường xã hội, văn hóa”
 theo quan điểm trên thì văn hóa là sợi chỉ xuyên suốt lịch sử dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt để
dân tộc vượt qua mọi thử thách tồn tại và phát triển không ngừng.
 Đảng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị từ văn
hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững, thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội …

-

-

-

-

2. Văn hóa là ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY sự phát triển: (5 ý)
Sự phát triển của các dân tộc đều có nguồn nội sinh từ văn hóa. Sự phát triển phải vươn tới cái mới, tạo
ra cái mới và tiếp nhận cái mới nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn là văn hóa. Vì vậy phát triển
phải dựa trên cội nguồn, phải phát huy cội nguồn.
Yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế là tri thức, thông tin và khả năng sáng tạo của con
người, đều nằm trong cấu thành của văn hóa.
Văn hóa phát triển sẽ đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên, góp phần
bảo vệ môi trường.
Văn hóa với những giá trị, nội dung mới hiện đại là tiền đề quan trọng để đưa nước ta hội nhập sâu
hơn vào kinh tế thế giới.
Văn hóa làm hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ” làm cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, gắn sự phát triển bền vững với bảo vệ môi trường sinh thái của con
người.
3. Văn hóa là MỤC TIÊU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN:
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” cũng được Đảng
ta xác định là mục tiêu của văn hóa.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 xác định :
 Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự
phát triển.
 Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
 Phát triển có tính tới văn hóa, xã hội mới đảm bảo phát triển bền vững trường tồn.
Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của phát triển Đảng ta chủ trương phát triển văn
hóa phải gắn kết đồng bộ với phát triển kinh tế, xã hội:
Xác định mục tiêu, giải pháp để phát triển văn hóa phải căn cứ vào mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế
xã hội.
Xác định mục tiêu kinh tế, xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa.

-

-

4. Văn hóa giữa vai trò đặc biệt quan trọng trong việc BỒI DƯỠNG phát huy nhân tố CON NGƯỜI
và XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI:
Việc phát triển kinh tế xã hội cần nhiều nguồn lực, chỉ có nguồn lực tri thức con người mới là vô hạn,
có khả năng tái sinh, không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả
nếu không khai thác được nguồn lực trí tuệ và khả năng của con người.
Hồ Chí Minh nói : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, Liên hiệp quốc nêu lên ba tiêu chí là là :
 Thành tựu giáo dục. (number one!)
 Thu nhập.
 Tuổi thọ.
 Tài nguyên con người, vốn trí tuệ dân tộc được tạo dựng trực tiếp từ văn hóa.

 HAI LÀ: nền văn hóa mới phải là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
1. Văn hóa tiên tiến :
- Là văn hóa yêu nước, và tiến bộ mà nội dung cốt lõi của văn hóa đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thể hiện qua:
 Nội dung.
 Hình thức biểu hiện.
 Phương diện chuyển tải nội dung.
2. Bản sắc dân tộc của văn hóa là :
- Là những truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam như:
 Yêu nước
 Đoàn kết, ý thức cộng đồng
 Lòng nhân ái bao dung
 Cần cù, thông minh, sáng tạo
 Lối ứng xử tinh tế, giản dị
 Các hình thức thể hiện của văn hóa mang tính cách dân tộc (tà áo dài, nón bài thơ, câu quan họ…)
 Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là tổng thể những phẩm chất tính cách, khuynh hướng cơ bản
của dân tộc Việt Nam. Nó là sức sống bên trong của dân tộc, nó thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội mà sâu sắc nhất là HỆ GIÁ TRỊ của dân tộc, nó trở thành niềm tin mãnh liệt, thiêng liêng được
chuyển hóa thành các CHUẨN MỰC, định hướng cho từng cá nhân và cả cộng đồng, là cơ sở cho sự ổn
định xã hội, sự vững vàng của chế độ.
 Phải mở rộng giao lưu để tiếp thu văn hóa của nhân loại & chống lại cái lỗi thời, lạc hậu của phong
tục, tập quán, lề thói cũ.
 BA LÀ: thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam:
- Là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em.
- Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc riêng.
- Cả cộng đồng có chung sự thống nhất.
Thống nhất bao hàm tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất.
 Hơn 50 dân tộc đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị và bản sắc văn hóa đó bổ sung
cho nhau làm phong phú và củng cố sự thống nhất cho nền văn hóa của cả dân tộc.
 BỐN LÀ: xây dựng và phát triển văn hóa là SỰ NGHIỆP CHUNG của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó ĐỘI NGŨ TRI THỨC giữ vai trò quan trọng.
- Mọi người dân Việt Nam đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà.
- Công nhân, nông dân, tri thức vừa là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của nhà nước.
- Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này.

 NĂM LÀ: giáo dục và đào tạo & khoa học và công nghệ được coi là QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU.
1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Chuyển dần mô hình giáo dục sang mô hình giáo dục mở.
3. Đổi mới giáo dục mầm non và giáo dục bậc phổ thông.
4. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
5. Đổi mới giáo dục đại học, sau đại học.
6. Bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên.
7. Xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
9. Phát triển khoa học xã hội, làm sáng tỏ lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
10. Phát triển khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ.
11. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
 SÁU LÀ: văn hóa là một MẶT TRẬN, xây dựng và phát triển văn hóa là SỰ NGHIỆP LÂU DÀI
đòi hỏi Ý CHÍ CÁCH MẠNG và sự kiên trì, thận trọng: (3 nhiệm vụ chính)
1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.
2. Sáng tạo giá trị văn hóa mới.
3. Làm cho các giá trị văn hóa thấm vào xã hội thành tâm lý, tập quán của nhân dân.
 Đó là cả quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, lâu dài và gian khổ, xây phải đi đôi với chống mà
xây dựng là nhiệm vụ chính.
 SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG TRƯỚC
VÀ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI.
1. Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động,
chủ động và tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư.
2. Từ chỗ thi hành phân phối bình quân – cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ
yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
3. Từ chỗ không đặt đúng chính sách xã hội trong mối quan hệ với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất
chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
4. Từ chỗ Nhà nước bao cấp trong việc giải quyết việc làm đã chuyển sang thiết lập cơ chế, chính sách
để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.
5. Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu – nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp
pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo là cần thiết cho sự phát triển.
6. Từ chỗ nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” đi đến xây dựng một cộng đồng xã hội
đa dạng, trong đó các giai cấp các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt
chẽ, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.
7. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.
8. Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Chương 8
 ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG.
 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ:
 Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80, thế kỷ XX
 Từ giữa thập kỷ 80, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác
động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc.
 Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Cuối thập kỷ 80 nhiều nước Xã hội
chủ nghĩa sụp đổ. Đến năm 1991, Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn
đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế.
 Trong thời kỳ này, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp... vẫn còn, nhưng xu
thế chung của thế giới là hòa bình, hợp tác, phát triển.
 Xu thế toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với các quốc gia
trên thế giới.
 Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ năm 1990, có nhiều chuyển biến mới. Trong khu
vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn nhưng Châu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là khu vực ổn
định. Châu Á - Thái Bình Dương có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hòa bình
và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.
 Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
 Giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và
mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.
 Ở trong nước, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan khác, nền
kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với Việt
Nam~~> Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế.
 CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI:
 Giai đoạn 1986-1996: Xác lập và phát triển đường lối đối ngoại và độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
 Giai đoạn 1996- 2008: Bổ sung và từng bước hoàn chỉnh đường lối đối ngoại theo phương châm chủ
động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
 MỤC TIÊU ĐỐI NGOẠI:
 Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
 Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước. Kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH,
HĐH thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế.

 NHIỆM VỤ ĐỐI NGOẠI:
 Giữ vững môi trường hòa bình; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội.
 TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO:
1. Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.
2. Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại.
3. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng
vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác, tránh
trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.
4. Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương,
khu vực và toàn cầu.
5. Kết hợp đối ngoại của Đảng, đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế
quốc tế là công việc của toàn dân.
6. Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường
sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính
sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
9. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sponsor Documents

Or use your account on DocShare.tips

Hide

Forgot your password?

Or register your new account on DocShare.tips

Hide

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Back to log-in

Close