tia UV

Published on December 2016 | Categories: Documents | Downloads: 22 | Comments: 0 | Views: 189
of 3
Download PDF   Embed   Report

Comments

Content

Về bản chất, bức xạ UV (hay còn gọi là Tia cực tím, Tia tử ngoại, Tia UV) là sóng điện từ có bước
sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt
thường. Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời lên sức khỏe
con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:
* Tia UVC: Có bước sóng trong khoảng từ 100 đến 280 nm (nanometer). Đây là vùng tia UV có
năng lượng cao nhất.
* Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn một chút (khoảng 280 đến 315 nm) và năng
lượng thấp hơn vùng tia UVC.
* Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, có năng lượng thấp hơn vùng tia UVB và
UVC (có bước sóng nằm trong khoảng 315 đến 380nm).
Các ảnh hưởng của tia UV tới sức khỏe của con người
Do là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên tia UVC có khả năng gây tổn hại nhất cho đôi mắt
và làn da bạn. May mắn cho chúng ta là tầng ozone trong bầu khí quyển đã ngăn chặn gần như
toàn bộ tia UVC này. Tuy nhiên hiện nay do nhiều tác động, tầng ozone bảo vệ trái đất của chúng ta
đang ngày càng yếu (mỏng đi và có nhiều lỗ thủng) cũng có khả năng cho phép các bức xạ năng
lượng cao UVC này lọt xuống bề mặt trái đất, rất dễ gây nên các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Các
bức xạ UVB thì có thể đi xuyên qua tầng ozone (mặc dù cũng đã được lọc một phần). Chúng chỉ
chiếm khoảng 3% trong phổ tia UV do mặt trời chiếu và đi xuống tới trái đất.
Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da), nguyên nhân làm cho da trở
nên tối đi, tạo ra sự rám nắng. Nếu với cường độ cao, tia UVB sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng,
làm tăng các nguy cơ bị ung thư da. Tia UVB cũng gây nên các hiện tượng bị bạc màu da, các nếp
nhăn và các dấu hiệu khác sớm trước tuổi. Với đôi mắt, do giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết
các bức xạ UVB này nên chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng đục thủy
tinh thể hay thoái hóa hoàng điểm mà chủ yếu gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt
kết giác mạc, mộng. Còn tia UVA, đây là lượng bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm tới 97%), do
chúng dễ dàng xuyên qua tầng ozone bảo vệ trái đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào
thủy tinh thể hay võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện
tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
Bức xạ HEV
Các nghiên cứu mới còn cho thấy rằng không chỉ có tia cực tím mới gây tổn hại đến sức khỏe của
con người, mà vùng bức xạ nhìn thấy có năng lượng cao có trong ánh sáng mặt trời (the sun's highenergy visible radiation), viết tắt là bức xạ HEV (hay còn gọi là vùng ánh sáng xanh - bluelight) cũng
có thể làm gia tăng các nguy cơ tổn hại (như thoái hóa hoàng điểm) trong một thời gian dài.
Giống như tên gọi, vùng bức xạ HEV – high-energy visible hay blue light là vùng ánh sáng nhìn thấy
được có năng lượng cao. Mặc dù tia HEV có bước sóng dài hơn (cỡ 400 đến 500nm) và có năng

lượng thấp hơn tia UV, tuy nhiên thì chúng cực kỳ dễ dàng trong việc vượt qua cả giác mạc lẫn thủy
tinh thể xâm nhập vào tận sâu bên trong mắt và có thể gây ra các tổn hại cho võng mạc.
Theo như kết quả nghiên cứu được công bố ở châu Âu tháng 12 năm 2008 trên tạp chí Archives of
Ophthalmology, thì những người có nồng độ vitaminC và các chất chống ô xy hóa khác trong huyết
tương thấp đặc biệt dễ xuất hiện các nguy cơ bị tổn hại võng mạc từ vùng ánh sáng HEV này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố tia UV và HEV
Bất cứ ai mà hay phải ra ngoài trời nhiều đều có nguy cơ bị các tổn hại về mắt do các bức xạ UV.
Tuy nhiên thì mức độ ảnh hưởng, hay mật độ UV hay HEV có trong ánh sáng mặt trời không phải
chỗ nào cũng như nhau, lúc nào cũng như nhau. Nó còn phụ thuộc các yếu tố:
* Vị trí địa lý: Cường độ UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới nhất là các khu vực gần xích đạo. Ở
xa hơn vị trí này các nguy cơ sẽ ít hơn.
* Độ cao so với mực nước biển: Cường độ UV thường lớn ở những nơi có độ cao.
* Thời gian trong ngày: Bức xạ UV, HEV thường cao vào những giờ buổi trưa khi mặt trời ở vị trí cao
và chiếu sáng trực tiếp, thường khoảng từ 10h sáng đến 2h chiều.
* Khung cảnh, môi trường: Mức độ UV, HEV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt
khi có những bề mặt phản xạ cao, như mặt tuyết và mặt cát. Trên thực tế, mức độ phơi UV gần như
tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ các bề mặt tuyết. Trong các khu vực thành phố ít tia UV
hơn do có các tóa nhà cao tầng và bóng râm cây cối ở trong phố.
* Các loại dược phẩm cũng có tác dụng hạn chế sự ảnh hưởng: Chắc chắn là các loại dược phẩm,
như tetracycline, sulfa drugs, birth control pills, diuretics hay tranquilizers, có thể làm tăng sức đề
kháng của con người đối với các bức xạ UV và HEV.
* Một điều quan trọng nữa là bóng râm của các đám mây hầu như không hề làm ảnh hưởng đến
mức độ UV: Các nguy cơ phơi nhiễm UV giảm không đáng kể kể cả trong những ngày sương mù
hay râm mát. Điều này là bởi vì UV là các bức xạ không nhìn thấy, chứ không phải ánh sáng thông
thường và chúng có thể xuyên qua các đám mây.
Định lượng bức xạ UV
Ở Mỹ hai tổ chức bảo vệ môi trường - the U.S. Environmental Protection Agency (EPA) và Cục dự
báo thời tiết - the National Weather Service (NWS) đã tiến hành đo đếm tia cực tím từ đó đưa ra chỉ
số UV (UV index) để định lượng hóa mức độ UV, nhằm dự báo mức độ bức xạ cực tím cho mỗi
ngày. Và báo động cho mọi người những ngày mà mức độ bức xạ UV mặt trời được cho rằng sẽ
cao bất thường. Cách tính toán được mô tả đơn giản, được chia theo các mức tỷ lệ từ 1 đến 11+ có
kèm theo các khuyến cáo.
Trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ khỏi tia UV, thậm chí cần thiết hơn so với người trưởng thành. Bởi
các nguy cơ ảnh hưởng do tia UV từ mặt trời tới mắt và da được tích lũy dần, có nghĩa là những
nguy hiểm sẽ tiếp tục gia tăng trong suốt cuộc đời chúng ta. Vậy nên cần lưu ý bảo vệ cho chúng từ

sớm để tránh sự tích lũy lâu dài. Hơn nữa, trẻ thường có thói quen hay ra ngoài nhiều hơn người
lớn nên cần lưu ý đặc biệt. Tốt nhất hãy tập cho các con bạn bảo vệ tia cực tím bằng cách đeo một
chiếc kính râm tốt, khuyến khích chúng đội mũ khi ra ngoài để giảm thiểu thêm sự phơi nhiễm trong
những ngày nắng.

Sponsor Documents

Or use your account on DocShare.tips

Hide

Forgot your password?

Or register your new account on DocShare.tips

Hide

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Back to log-in

Close