Backup Data

Published on May 2016 | Categories: Documents | Downloads: 43 | Comments: 0 | Views: 441
of 2
Download PDF   Embed   Report

Comments

Content

Backup data
Hàng ngày, các doanh nghiệp tiếp xúc với hàng triệu Mb thông tin điện tử. Họ giao dịch bằng thư điện tử thay vì những bức thư trên giấy hoặc fax. Họ cần duy trì những tập tin, những thông tin không còn cần thiết từ vài năm trước. Không đáp ứng đầy đủ khi lưu trữ thông tin trên máy tính cá nhân của mình vì lý do không đủ sức chứa, và quan trọng nhất là khi máy tính cá nhân hỏng có thể dẫn tới mất toàn bộ dữ liệu. Từ những điều trên mà hệ thống lưu trữ ra đời. Tất cả những thông tin quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp phải tồn tại nơi nào đó, nơi mà ta có thể truy xuất thường xuyên, lưu trữ hay có thể cả hai. Và có nhiều tính chất khác nhau của mỗi thiệt bị lưu trữ được cần đến. Loại thiết bị lưu trữ nào mà bạn cần? Chúng ta sẽ tổng hợp tất cả những gì bạn cần để tìm ra loại thiết bị lưu trữ phù hợp. Tại sao phải lưu trữ? Chỉ có một lý do chính cho doanh nghiệp cần thiết bị lưu trữ là lưu dữ liệu ở nơi nào đó thay vì trên máy tính cá nhân. Nhưng tại sao không nên lưu trữ trên máy tính cá nhân? Bảo mật thông tin Đĩa cứng trên máy cá nhân không phải là nơi bảo mật để lưu trữ thông tin nhất. Khi ta rời khỏi máy tính trong lúc nó đang mở thì rủi ro là người khác có thể lấy thông tin ngay tại bàn làm việc của mình. Những tai họa do thiên nhiên Trong phần lớn các doanh nghiệp, thông tin lưu trên đĩa cứng máy tính là không thể thay thế được. Những dữ liệu về khách hàng, sổ sách thuế, tài liệu thị trường và những tài sản trí tuệ có thể lưu trữ trên các máy tính khắp nơi trong văn phòng.

Nhưng hàng năm, hàng ngàn doanh nghiệp bị mất dữ liệu do hỏa hoạn, bão lụt … và một vài doanh nghiệp từ việc mất dữ liệu dẫn đến kết thúc hoạt động doanh nghiệp. Đĩa cứng bị hỏng Khi đĩa cứng máy tính cá nhân hỏng, mà đây là nơi lưu trữ dữ liệu duy nhất, bạn chỉ có thể vĩnh biệt dữ liệu của bạn. Đĩa cứng của bạn có thể bị lỗi do virus máy tính thông qua các đĩa mềm, đĩa flash, e-mail và tải tập tin từ internet.

Mặc dù có nhiều công cụ phục hồi dữ liệu cho đĩa cứng của bạn khi bị hỏng hoặc bị lỗi, nhưng chưa có ai chắc chắn là có khôi phục được toàn bộ hay không. Dung lượng chứa Ngay khi bảo đảm bảo mật 100% cho đĩa của bạn, và không thể hư hỏng, vẫn còn một vấn đề nữa là dung lượng chứa. Ngày nay các doanh nghiệp tạo ra dữ liệu cần nhiều dung lượng chứa hơn đĩa cứng trong máy tính cá nhân trung bình từ 6 – 10 Gb. Dễ mang đi nơi khác Bạn không thể chắc chắn là lúc nào cũng mang theo máy tính cá nhân bên mình, và không phải lúc nào gửi tập tin qua email là khả thi. Để chuyển tập tin của bạn đi, bạn cũng cần đến phương tiên lưu trữ. Loại thiết bị lưu trữ nào là tốt nhất? Để biết được loại thiết bị lưu trữ nào phù hợp cho sự cần thiết của doanh nghiệp, bạn phải cân nhắc tới dung lượng và loại dữ liệu cần lưu trữ cũng như là lý do tại sao phải lưu trữ. Mặc dù sự cần thiết của thiết bị lưu trữ là hiển nhiên, nhưng không có rõ ràng là giải pháp nào là đúng cho doanh nghiệp. Có một vài lựa chọn, phổ biến nhất là DAS (Direct-attached storage), NAS (Network-attached storage) và SAN (Storage area network). Lựa chọn loại thiết bị lưu trữ như thế nào cho đúng? Không có một câu trả lời là đúng cho tất cả mọi người, thay vào đó ta tập trung vào một số tính năng đặc trưng và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Một vài tính năng cần cân nhắc là:

Dung lượng – số lượng và chủng loại dữ liệu (file level và block level) cần được lưu trữ và chia sẻ. Hiệu suất – tốc độ truy suất của giao tiếp vào/ra Tính mở rộng – sự tăng trưởng dữ liệu về lâu dài Tính khả dụng và tin cậy Bảo vệ dữ liệu – những yêu cầu về sao lưu và khôi phục Tài nguyên về nhân lực Ngân sách của doanh nghiệp

Trong khi một chủng loại thiết bị lưu trữ thường đáp ứng đủ cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn thường có sự pha trộn giữa nhiều loại, họ thực hiện những loại khác nhau cho mỗi bộ phận khác nhau, những nhóm khác nhau hoặc những văn phòng khác nhau.

DAS (Direct-attached Storage) – Lý tưởng cho chia sẻ dữ liệu cục bộ Kết nối trực tiếp với server Sao lưu dự phòng tại server hoặc có thể sao lưu dự phòng qua mạng Khả năng mở rộng có giới hạn Quản lý khó khăn Giải pháp lưu trữ có giá thấp NAS (Network-attached Storage) – Chia sẻ dữ liệu mức file-level xuyên suốt tổ chức. Hệ thống lưu trữ độc lập, kết nối trực tiếp vào hệ thống mạng. Chia sẽ dữ liệu tốc độ cao Tối ưu chia sẽ dữ liệu cho máy trạm kết nối trực tiếp NAS có thể gắn vào hệ thống SAN Không giới hạn số máy trạm truy cập. SAN (Storage Area Network) – Tính khả dụng cao cho truyền dữ liệu mức Block-level Nơi lưu trữ cho hệ thống máy chủ (ít nhất là 2 máy chủ) Thời gian quản lý ít hơn, quản lý tập trung. Sao lưu dự phòng nhanh ít tốn thời gian Tối ưu cho các hệ lưu trữ ứng dụng Sao lưu tập trung hoặc từ xa Khả năng mở rộng lớn nhất (lớn hơn 120TB) Tính sẵn sàng cao.

Sponsor Documents

Or use your account on DocShare.tips

Hide

Forgot your password?

Or register your new account on DocShare.tips

Hide

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Back to log-in

Close